Tin Khu dự trữ sinh quyển

Hội thảo tổng kết mạng lưới các Khu dự trữ sinh quyển Việt Nam năm 2019 đã được tổ chức thành công tại Khu dự trữ sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm – Hội An

PDFPrintE-mail

Wednesday, 06 November 2019 17:26 Hits:4219

There are no translations available.

Ngày 31.10, tại trung tâm hội nghị Silk Sense resort, Hội An đã diễn ra Hội thảo tổng kết mạng lưới các Khu dự trữ sinh quyển (KDTSQ) Việt Nam năm 2019 và phương hướng hoạt động 2020 – hướng đến thực hiện kế hoạch hành động Lima với chủ đề “Thúc đẩy du lịch sinh thái trong các KDTSQ trên thế giới của Việt Nam” do Ủy ban quốc gia UNESCO Việt Nam phối hợp với Ủy ban quốc gia Chương trình con người và sinh quyển MAB Việt Nam và BQL KDTSQ Cù Lao Chàm – Hội An đồng tổ chức.

Hội thảo có sự hiện diện của hơn 80 đại biểu đến từ Văn phòng UNESCO Hà Nội, Cục Đa dạng sinh học (Bộ TN-MT), Vụ Văn hóa đối ngoại và UNESCO Bộ ngoại giao), 9 KDTSQ và các phòng ban trên địa bàn thành phố Hội An. Đặc biệt, lần đầu tiên, hội thảo có sự tham gia của khách mời là GS.TS Enny Sudarmonowati chủ tịch MAB ICC UNESCO đồng thời là chủ tịch UBQG MAB Indonesia, cùng các đại diện đến từ các KSQ Indonesia, Thái Lan và cố vấn JICA- Nhật Bản. Ông Nguyễn Thế Hùng – PCT UBND thành phố Hội An kiêm trưởng ban BQL KDTSQ Cù Lao Chàm – Hội An đồng chủ trì hội thảo cùng GS. TS Nguyễn Hoàng Trí- chủ tịch MAB Việt Nam.

MAB1

Hình 1. Ông Nguyễn Thế Hùng – Trưởng ban BQL KDTSQTG  Cù Lao Chàm – Hội An phát biểu khai mạc hội thảo

MAB 2

Hình 2. Ông Cung Đức Hân - Phó Vụ trưởng Vụ Văn hóa Đối ngoại và UNESCO, Bộ ngoại giao Việt Nam phát biểu tại hội thảo

Hội thảo là cơ hội kết nối mạng lưới các KDTSQ của Việt Nam và khu vực; chia sẻ sự phong phú của môi trường sống không chỉ ở môi trường tự nhiên nguyên sơ mà còn về văn hóa, lịch sử và truyền thống bản địa, nhấn mạnh vai trò của các giải pháp tự nhiên (NBS-natural base solution) trong thích ứng biến đổi khí hậu. Với phương châm “bảo tồn cho phát triển và phát triển để bảo tồn”, mỗi KDTSQ đã tự xác định kế hoạch quản lý, xây dựng các kế hoạch hành động riêng.

MAB3

Hình 3. GS.TS Nguyễn Hoàng Trí – Chủ tịch MAB Việt Nam báo cáo tổng kết hoạt động mạng lưới các KDTSQ Việt Nam

MAB 4

Hình 4. Bà Enny Sudarmonowati chủ tịch MAB ICC UNESCO giới thiệu mô hình quản lý mạng lưới các KDTSQ Indonesia

Trong năm 2019, nổi bật nhất của MAB Việt Nam là sự kế thừa và tiếp tục thực hiện Kế hoạch Hành động LIMA 2016 - 2025 mà Việt Nam đã cam kết thực hiện và triển khai; thể hiện vai trò Chủ tịch Hội đồng Điều phối MAB (ICC MAB) và được UNESCO đánh giá cao hoạt động của Chương trình MAB Việt Nam, cũng như hoạt động của các Khu dự trữ sinh quyển thế giới tại Việt Nam.

MAB-5

Hình 5. Quang cảnh hội thảo

MAB 6

Hình 6. Các gian hàng trưng bày tại hội thảo

MAB7

Hình 7. Đại diện Bộ ngoại giao tặng bằng khen cho các cá nhân, đơn vị

Hội thảo đã điểm lại những hoạt động của mạng lưới trong năm qua, nhấn mạnh vào những thành tựu đạt được, trong đó KDTSQ Cù Lao Chàm – Hội An tiếp tục ghi dấu ấn với các chương trình “Nói không với túi ni lông và hướng đến không rác thải nhựa dùng một lần”. Năm 2019, Khu BTB Cù Lao Chàm – vùng lõi KDTSQ đã chuyển vị và ấp nở thành công 500 trong tổng số 3.000 trứng rùa biển từ vườn quốc gia Côn Đảo, đây là hoạt động thuộc chương trình “Phục hồi quần thể rùa biển tại Cù Lao Chàm” do tỉnh Quảng Nam phê duyệt. Năm 2019 là dịp kỉ niệm 10 năm Cù Lao Chàm – Hội An được UNESCO công nhận KDTSQ và UBQG MAB Việt Nam cũng đã đệ trình Báo cáo đánh giá định kì 10 năm của KDTSQ Cù Lao Chàm – Hội An cho UNESCO Paris theo qui định.

 

MAB8

Hình 8. Các đại biểu chụp hình lưu niệm

Năm 2019 cũng ghi dấu với những hoạt động hợp tác quốc tế sôi nổi bao gồm chương trình kết nghĩa giữa KDTSQ Thái Lan và KDTSQ Đồng Nai; chương trình tình nguyện viên hỗ trợ bởi KDTSQ cộng hòa Liên Bang Đức; KDTSQ Đồng Nai và KDTSQ Cù Lao Chàm – Hội An cũng đã có cán bộ tham gia Diễn đàn Thanh niên Sinh quyển tại Trung Quốc và Hội nghị thượng đỉnh về Biến đổi khí hậu Thanh niên Liên hiệp quốc, tại New York, Hoa Kỳ.

Phát biểu tại hội thảo, ông Cung Đức Hân- Phó Vụ trưởng Vụ Văn hóa Đối ngoại và UNESCO, Bộ ngoại giao cho biết hiện nay UBQG MAB và UBQG UNESCO Việt Nam đang xúc tiến xây dựng hồ sơ đề cử các KDTSQ tỉnh Yên Bái, Ninh thuận và Kon Tum. Năm 2020, MAB Việt Nam và các KDTSQ tiếp tục thực hiện kế hoạch của Việt Nam nhằm triển khai 04 mục tiêu chiến lược và 05 lĩnh vực hành động của Chiến lược MAB đến 2025 và kế hoạch hành động Lima; thúc đẩy cơ chế dán nhãn sinh thái cho các sản phẩm, dịch vụ của các KDTSQ, thúc đẩy các giải pháp giảm thiểu rác thải nhựa mà các KDTSQ đã xây dựng và cam kết thực hiện, thúc đẩy du lịch sinh thái trong các KDTSQ của Việt Nam.

Với chủ đề “Thúc đẩy du lịch sinh thái trong các KDTSQcủa Việt Nam”, hội thảo đã có bài chia sẻ kinh nghiệm quản lý KDTSQ và các mô hình du lịch cộng đồng, xây dựng “làng thông minh” của GS.TS Enny – chủ tịch MAB ICC và Tiến sỹ Nandang Prihadi - Giám đốc cơ quan bảo tồn tài nguyên Đông đảo Java. Ông Kosei Oda – Chuyên gia Hợp tác quản lý dự án JICA – SNRM tại Việt Nam cũng đã có lời mời các KDTSQ Việt Nam đến tham quan học tập mô hình du lịch sinh thái tại KDTSQ Lang Biang - được JICA hỗ trợ thực hiện. Các KDTSQ cũng đã có phiên thảo luận sôi nổi về cách thức xây dựng mô hình du lịch sinh thái, nhấn mạnh vai trò then chốt của cộng đồng trong phát triển bền vững.

Bên lề hội thảo, các KDTSQ cũng tham gia giới thiệu các sản phẩm đặc trưng vùng miền. Các gian hàng của KDTSQ Cù Lao Chàm – Hội An đã thu hút sự chú ý của các bên với các sản phẩm thủ công mỹ nghệ từ tre, dừa nước của cơ sở Taboo, trà rừng Cù Lao Chàm, xà phòng SAPO...

Tại hội thảo UBQG UNESCO cũng trao tặng bằng khen của Bộ ngoại giao đến các cá nhân, tập thể đã có thành tích trong công tác bảo tồn, phát triển và phát huy các giá trị di sản văn hóa, thiên nhiên được UNESCO công nhận.

Năm 2020, Khu sinh quyển Cần Giờ sẽ là đơn vị đăng cai hội thảo tổng kết mạng lưới KSQ.

Thảo Huyền

 

Đến Cù Lao Chàm ngắm ngô đồng nở

PDFPrintE-mail

Wednesday, 19 July 2017 14:24 Hits:7228

There are no translations available.

Không cần đợi đến mùa thu đông mới được đắm chìm trong sắc hoa nở rộ của những đồng cải trắng Mộc Châu, tam giác mạch Hà Giang. Ngay bây giờ, xách ba lô và vi vu đến hòn đảo hoa độc đáo mà cái tên nói ra hẳn nhiều bạn không khỏi bất ngờ.

Hòn đảo này chẳng xa lạ mấy với những tín đồ ham mê dịch chuyển - Cù Lao Chàm. Không chỉ có biển xanh, cát trắng, nắng vàng, rạn san hô đa màu sắc quyến rũ giữa lòng đại dương, từ giữa tháng 7 trở đi nơi đây còn là “nhà” của thảm ngô đồng khoe sắc đỏ thắm điểm xuyết trên các cánh rừng xanh ngắt, tạo sự hài hòa quyến rũ, ngây ngất lòng du khách.

Thời điểm này hoa ngô đồng đã bắt đầu nở rộ ở một vài địa điểm trên sườn núi đoạn từ Bãi Làng đến Bãi Hương. Tranh thủ “phi” ra đảo, tận mắt chiêm ngưỡng món quà tuyệt mỹ mà thiên nhiên ban tặng cho hòn đảo xinh đẹp thuộc vùng lõi Khu dự trữ sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm – Hội An trước khi hoa tàn nào. Dưới đây là một vài thông tin về rừng ngô đồng tuyệt đẹp tại Cù Lao Chàm.

CND1972017-01

(1): Con đường rợp đỏ sắc đỏ hoa ngô đồng bên trên một bãi tắm sạch không tì vết; đi một đoạn còn có quán cà phê nấp mình giữa rẫy trái cây nằm trên ngọn đồi nhìn xuống Bãi Chồng.

CND1972017-02

(2): Rừng ngô đồng trong sắc hoàng hôn

CND1972017-03

(3): Thân cây ngô đồng dẻo dai được sử dụng để đan gùi, làm dây thừng, đan võng siêu bền, thuộc loại hiếm ở Việt Nam.

CND1972017-04

(4) Hai địa điểm ngắm ngô đồng nở rộ nhất: đoạn đường từ Bãi Làng đến Bãi Xếp. Từ Bãi Hương trở vòng ra sườn núi phía Nam. Đây cũng là địa điểm ngắm hoàng hôn và bình minh cực đẹp.

CND1972017-05

(5) Trên đảo còn có cây bát xát (theo tên gọi địa phương) cũng cho ra hoa trắng đẹp như mơ, nhưng du khách không được hái vì đây là quả độc.

CND1972017-06

(6) Toàn cảnh Cù Lao Chàm từ trên cao

Vì số lượng khách đến Cù Lao Chàm chủ yếu đi theo tour đi về trong ngày, không đủ thời gian khám phá hết hòn đảo nên chắc rằng chưa nhiều người check in những địa điểm độc đáo này đâu.

Mùa ngô đồng nở rộ từ giữa tháng 7 đến gần hết tháng 8 nên đi mùa này vẫn kịp ngắm hoa.

Một vài lưu ý cho chuyến đi qua đêm tại Cù Lao Chàm:

- Bạn có thể đón ca nô tại bến Cửa Đại hoặc đi tàu công cộng tại bến Nguyễn Hoàng gần phố cổ.

- Mang túi ni lông ra đảo có thể bị phạt nên tốt nhất là sử dụng túi vải để đựng những đồ đạc cần thiết nhé.

- Không được bẻ gãy, giẫm đạp lên san hô,đây là khu vực đang được bảo tồn nghiêm ngặt nên hãy là một du khách có ý thức khi lên đảo nhé.

Thảo Huyền

 
 

Quản lý tổng hợp vùng bờ: Yêu cầu bức thiết

PDFPrintE-mail

Tuesday, 11 July 2017 15:48 Hits:6609

There are no translations available.

Nhiều hoạt động kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh có sự tác động đối với vùng biển, sông, suối, làm suy giảm đa dạng sinh học. Vì thế, quản lý tổng hợp vùng bờ là yêu cầu bức thiết hiện nay.

Quan hệ chặt chẽ Vòng đời của cá chình sẽ giúp chúng ta nhận thấy sự gắn kết chặt chẽ giữa suối, sông và biển. Những năm đầu đời, cá chình sống trên các dòng suối. Khi đã trưởng thành, do nhu cầu sinh sản, chúng về biển, ra khơi đẻ trứng rồi chết. Những chiếc trứng trong suốt sẽ nở ra ấu trùng rồi bồng bềnh trên đại dương, lớn thành những cá chình con bé tí và chúng lại thực hiện một cuộc hành trình ngược về các dòng suối. Vòng đời của cá chình tiếp nối như vậy nhưng nguy cơ suy giảm nguồn lợi thủy sản này đã hiển hiện. Nhiều công trình thủy điện hình thành trên địa bàn tỉnh không thiết kế các thang cá ở các đập ngăn nước nên cá chình không thể ngược dòng về thượng nguồn. Vả lại, thủy điện cùng các hoạt động khai khoáng trái phép đã gây hậu quả là dòng chảy ở các lưu vực sông bị hạn chế, môi trường thay đổi cũng đã khiến cho cá chình rất khó thích nghi. Theo Th.S Lê Ngọc Thảo - Trưởng ban Thư ký Ban quản lý Khu dự trữ sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm (TP.Hội An), vấn đề dòng chảy môi trường và thang cá của các công trình thủy điện đã khiến cho con đường di cư, sinh cảnh của cá chình bị ảnh hưởng nghiêm trọng, làm suy kiệt nguồn lợi.

Read more...

 
 

Chặng đường 8 năm (2009-2017) bảo vệ danh hiệu Khu dự trữ sinh quyển Cù Lao Chàm - Hội An

PDFPrintE-mail

Thursday, 22 June 2017 09:23 Hits:6839

There are no translations available.

Khu sinh quyển Cù Lao Chàm - Hội An (KSQ) chính thức được UNESCO công nhận vào ngày 26 tháng 5 năm 2009 dựa trên các giá trị tài nguyên thiên nhiên và nhân văn rất đặc trưng. Nơi đây được đánh giá là có sự đa dạng các hệ sinh thái của vùng hạ lưu, vùng bờ và biển đảo trong tính đa dạng thuộc loại bậc nhất Việt Nam và là vùng đất giàu tài nguyên nhân văn với các di tích văn hóa lịch sử, lối kiến trúc nghệ thuật. Trong số các khu sinh quyển thế giới tại Việt Nam, Cù Lao Chàm – Hội An là một minh chứng rõ nét nhất về sự giao lưu, kết hợp hài hòa và sinh động giữa con người và thế giới tự nhiên.

Read more...

 
 

Những khó khăn, thách thức trong công cuộc bảo tồn giá trị, phát huy danh hiệu khu dự trữ sinh quyển Cù Lao Chàm - Hội An

PDFPrintE-mail

Tuesday, 20 June 2017 14:48 Hits:8096

There are no translations available.

Giá trị nổi trội và sự nhạy cảm của vùng cửa sông Thu Bồn.

Khu dự trữ sinh quyển Cù Lao Chàm – Hội An nằm ở hạ lưu sông Thu Bồn, nơi tiếp giáp giữa đất liền và đại dương (Estuary area). Đây là vùng chịu sự tương tác giữa môi trường nước biển và môi trường nước ngọt. Sự trao đổi vật chất, sóng, gió, sinh vật và các dòng năng lượng khác tại vùng này đã tạo nên một môi trường sinh thái cửa sông mà ta hay gọi là “vùng nước lợ” (Brackishwater). Sự hòa trộn vật chất theo chế độ thủy văn sông, thủy triều biển, sóng - gió và các quần thể sinh vật đã hình thành nên một vùng sinh thái vô cùng phong phú, đa dạng về sinh vật và cảnh quan. Nơi đây đã ghi nhận có sự hiện diện đầy đủ các hệ sinh thái đặc trưng của vùng cửa sông, ven biển và hải đảo như hệ thống các cồn bãi tự nhiên trên sông, bãi biển; rừng dừa nước cùng với các loài cây ngập mặn; thảm cỏ biển phân bố từ cửa sông ra đến đảo, rừng nguyên sinh trên đảo; vùng triều bờ đá; và rạn san hô muôn vạn màu sắc trong lòng đại dương tại đảo Cù Lao Chàm. Sự đa dạng này được vun đắp bởi nguồn dinh dưỡng từ hệ thống sông Vu Gia – Thu Bồn với chiều dài lưu vực lên đến 200 km bắt nguồn từ các cánh rừng nguyên sinh, men theo các sườn núi dốc chảy qua các làng mạc trù phú để rồi hòa mình với biển cả tại Cửa Đại – Hội An. Đây chính là cơ sở cung cấp nguồn dinh dưỡng, thức ăn dồi dào cho sinh vật sinh sôi, phát triển và tạo nên một vùng có năng suất sinh học vào loại cao nhất trên trái đất.

Read more...

 
 

Những chủ nhân Khu sinh quyển tranh tài (tt)

PDFPrintE-mail

Thursday, 01 June 2017 14:21 Hits:6981

There are no translations available.

Tiếp nối thành công của đêm sơ kết 21/5, trong đêm chung kết 22/5, các đội thi tiếp tục tranh tài, mang đến cho khán giả những phần thi ấn tượng, gây cấn và hấp dẫn. Phần thi Sáng kiến truyền thông - một trong bốn nội dung của vòng sơ kết mở đầu cho đêm thi thứ hai.

Thông qua hình thức hùng biện, các đội thi đã đưa ra nhiều sáng kiến, ý tưởng hay nhằm quảng bá, giới thiệu, bảo tồn và phát huy các giá trị của Khu sinh quyển. Trong đó, một số sáng kiến của các đội Phố Rêu, Vú Nàng, … gây được sự chú ý đặc biệt của Ban Giám khảo và khán giả.

hoithi01062017-01

Read more...

 
 
  • «
  •  Start 
  •  Prev 
  •  1 
  •  2 
  •  3 
  •  4 
  •  Next 
  •  End 
  • »

Page 1 of 4

..