Thứ ba, 25 Tháng 1 2022 15:31 Số truy cập:2779
1. Giới thiệu/Thông tin chung
- Công cụ quản lý dữ liệu và báo cáo tuần tra (SMART) được xây dựng để nâng cao nỗ lực chống săn trộm và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật tại các Khu bảo tồn và các vùng được quản lý. SMART cho phép thu thập, lưu trữ, trao đổi thông tin và đánh giá dữ liệu về: nỗ lực tuần tra (ví dụ: thời gian tuần tra, khu vực và khoảng cách tuần tra), kết quả tuần tra (ví dụ: số lượng bẫy được gỡ, các hoạt động vi phạm lâm luật), mức độ đe dọa và các hoạt động thực thi pháp luật khác. “Phương pháp tiếp cận SMART” bao gồm công cụ quản lý hiện trường tiên tiến với các hoạt động nâng cao năng lực và bộ tiêu chuẩn cho hoạt động bảo tồn. Khi SMART được sử dụng một cách hiệu quả sẽ tạo và duy trì quá trình trao đổi thông tin giữa các đội tuần tra, người phân tích dữ liệu và nhà quản lý. Phương pháp tiếp cận SMART có thể giúp cải thiện đáng kể công tác bảo vệ động vật hoang dã và môi trường sống của chúng.
- Hiện nay, SMART đã được áp dụng tại hơn 70 quốc gia với trên 1000 VQG, KBTtrên toàn thế giới. Riêng tại Việt Nam, có khoảng hơn 30 khu đã sử dụng phần mềm này: VQG Bạch Mã, Cúc Phương, Núi Chúa... từ những năm 2010. SMART được xem như một cụ thu thập và quản lý dữ liệu hiệu quả bởi việc xây dựng các truy vấn, báo cáo giúp người dùng có thể lấy được thông tin mình cần một cách chính xác và nhanh, thể hiện được một số yếu tố trên bản đồ và mở rộng quản lý với các hoạt động khác của VQG, KBT.
2.Hiện trạng quản lý dữ liệu tuần tra kiểm soát tại KBTB Cù Lao Chàm
Từ khi thành lập Khu BTB đến nay, số liệu tuần tra, kiểm soát quản lý các phương tiện khai thác thủy sản và các phương tiện triển khai dịch vụ du lịch thường được thu thập một cách thủ công bằng cách ghi chép trên giấy các lượt tuần tra, kiểm soát, các thông tin vi phạm: địa chỉ người vi phạm, hành vi vi phạm, hình thức xử phạt... Việc xử lý số liệu từ đó cũng trở nên thủ công, mất khá nhiều thời gian của người quản lý đặc biệt khi so sánh dữ liệu qua các năm, và không thể hiện trực quan các dữ liệu thông qua hình ảnh. Trong khi đó, hằng năm Ban quản lý tiến hành rất nhiều lượt tuần tra, kiểm soátbằng nhiều hình thức, phương tiện (trung bình hằng năm khoảng 200 lượt)và phát hiện nhiều trường hợp vi phạm. Bên cạnh đó, khoa học công nghệ ngày càng phát triển, công nghệ viễn thám, bản đồ... được áp dụng nhiều vào quản lý các hoạt động nói chung cũng như theo dõi các hoạt động bảo tồn, động vật hoang dã…
- Năm 2018, Ban quản lý KBTB bắt đầu được tiếp cận với công cụ quản lý dữ liệu và báo cáo tuần tra SMART. Tuy nhiên, tại thời điểm hiện tại, chỉ có các Vườn quốc gia, Khu bảo tồn trên cạn áp dụng công cụ này. Các hoạt động tham gia tập huấn, sử dụng GPS, áp dụng thử nghiệm công cụ SMART bắt đầu được nghiên cứu và triển khai, thiết lập mô hình dữ liệu mới cho Khu bảo tồn có hợp phần biển. Đến năm 2020, công cụ SMART chính thức được áp dụng tại KBT. Bên cạnh ghi chép lại các thông tin tuần tra, vi phạm trên giấy, dữ liệu còn được thu thập qua GPS (lưu đường tuần tra, điểm vi phạm) và xử lý trên phần mềm SMART. Thông qua việc thiết lập các truy vấn, báo cáo tuần tra được chạy tự động theo thời gian tùy chọn mà không cần các thao tác xử lý số liệu thủ công như trước đây.
Ngoài ra, các nội dung trên được thể hiện trực quan trên các biểu đồ, bản đồ phân vùng Khu BTB.
3.Kết quả
3.1. Vận hành công cụ
- Mô tả thiết bị vận hành
Để vận hành và áp dụng công cụ SMART vào quản lý các hoạt động tuần tra, kiểm soát cần có thiết bị GPS và biểu mẫu nhập liệu hoặc smartphone, máy tính. Các thiết bị: smartphone và máy tính đều được cài phần mềm SMART tương ứng với hệ điều hành tương thích và theo cùng một mô hình dữ liệu có thiết lập sẵn theo khu vực mình quản lý.
- Quy trình và nhân lực vận hành
Hình 1: Các bước trong phương pháp tiếp cận SMART để giám sát thực thi pháp luật
Tuần tra viên thu thập và ghi lại dữ liệu về những nơi họ đi và những gì họ thấy, chẳng hạn như các hoạt động của con người, các biện pháp xử lý, các quan sát về động vật hoang dã và các đặc điểm sinh cảnh. Có hai hình thức thu thập dữ liệu: thu thập dữ liệu bằng GPS và giấy hoặc bằng Smartphone có cài đặt ứng dụng SMART (gọi là SMARTMOBILE). Dữ liệu này được quản trị viên đưa vào phần mềm SMART trên máy tính và xử lý lỗi, sau đó phân tích và tạo báo cáo. Dữ liệu được xử lý thành các bảng, biểu đồ và bản đồ trực quan thể hiện nỗ lực, phạm vi và kết quả tuần tra, tạo cơ sở cho việc phân tích và đánh giá hiệu quả của quá trình tuần tra. Tiếp theo đó, dựa trên báo cáo tạo được tiến hành đánh giá và phản hồi, thảo luận về những kết quả đạt được với ban lãnh đạo. Từ đó xây dựng kế hoạch/ chiến lược tuần tra trong giai đoạn tiếp theo.
Hình 2: Hệ thống SMART
Tất cả các quy trình, thiết bị, ứng dụng như trên tạo thành một hệ thống. Người quản trị có thể tạo những truy vấn và báo cáo khác nhau tùy vào mục đích lấy thông tin.
3.2. Kết quả
3.2.1. Lập báo cáo công tác tuần tra, kiểm soát
Hình 3: Số lượt tuần tra theo từng phương thức và phương tiện tuần tra
Hình 4: Tổng hợp các trường hợp vi phạm
Hình 5: Tổng hợp các hình thức xử lý vi phạm và các trường hợp vi phạm trong hoạt động du lịch
Thông tin về dữ liệu tuần tra, kiểm soát và các trường hợp vi phạm được chạytự động theo khung thời gian tùy chọn và mẫu báo cáo được thiết lập sẵn.
Báo cáo trên cho thấy, số liệu có thể được phân tích cụ thể từng trường thông tin khác nhau: số lượt tuần tra theo từng hình thức, phương thức, số vi phạm khai thác thủy sản theo nghề, theo phân vùng chức năng của Khu bảo tồn biển, các trường hợp vi phạm trong hoạt động du lịch biển…
Bên cạnh đó các số liệu có thể được biểu diễn bằng biểu đồ,tùy theo nhu cầu người dùng.
Ngoài ra, với việc sử dụng GPS hoặc điện thoại thông minh để lưu đường đi tuần tra, tọa độ các điểm vi phạm, kết quả tuần tra có thể được biểu thị thông qua bản đồ.
Hình 6: Bản đồ đường tuần tra
Hình 7: Bản đồ các điểm vi phạm
3.2.2. Đánh giá
SMART là một công cụ hỗ trợ quản lý hiệu quả, giúp đội tuần tra có thể nắm được các thông tin khai thác, du lịch một cách nhanh chóng, ngành nghề khai thác theo mùa vụ, diễn biến khai thác theo mùa để thay đổi linh hoạt các phương thức tuần tra khác nhau hoặc đề xuất các biện pháp khác nhằm ngăn chặn các hành vi không đúng quy chế Khu bảo tồn cũng như các quy định khác có liên quan. Bên cạnh đó, thông qua báo cáo, ban lãnh đạo có thể nhìn thấy bức tranh chung về những nỗ lực tuần tra cũng như tình hình vi phạm trên địa bàn.
Từ những thông tin thu thập được, người quản trị có thể xây dựng nhiều báo cáo khác nhau phục vụ cho công tác chuyên môn của đơn vị.
Vì là đơn vị đầu tiên trên cả nước áp dụng công cụ SMART vào tuần tra, kiểm soát ở Khu bảo tồn có hợp phần biển, do đó trong quá trình vận hành gặp không ít khó khăn:
Thao tác lưu dữ liệu trên GPS và ghi chép nhật ký tuần tra chưa tốt;
Chưa ghi chú và đưa vào các thông tin cần thiết khác để quản lý: điều tra đa dạng sinh học, sự cố môi trường, theo dõi động vật hoang dã…
Thao tác sửa lỗi tracks (đường đi), tạo truy vấn và báo cáo dữ liệu chưa thuần thục;
Chưa tạo liên kết báo cáo với cấp lãnh đạo.
4. Kết luật và kiến nghị
4.1. Kết luận
Qua hơn 1 năm vận hành thử nghiệm SMART đã góp phần bước đầu tạo sự thuận lợi trong công tác tuần tra trên biển: chủ động và khoa học hơn trong công tác báo cáo, xác định xu hướng trong khai thác thủy sản của ngư dân; từ đó giúp Khu bảo tồn biển hướng dẫn ngư dân khai thác hiệu quả hơn nhưng không ảnh hưởng đến công tác bảo tồn biển;
Cán bộ Ban quản lý Khu bảo tồn biển đã tự tin nắm bắt, vận hành và ứng dụng sâu rộng trên các tuyến/hình thức tuần tra.
4.2 Kiến nghị
Tiếp tục thu thập dữ liệu tuần tra, kiểm soát, vi phạm và tạo báo cáo qua công cụ SMART.
Áp dụng SMARTMOBILE vào thu thập dữ liệu hiện trường thay bằng GPS và nhật ký ghi chép.
Mở rộng các trường thông tin thu thập dữ liệu vào SMART trong năm 2022: theo dõi động vật hoang dã (còn sống, chết, đối tượng: rùa biển, cá heo…); theo dõi các chương trình điều tra đa dạng sinh học, sự cố môi trường.
Mở rộng áp dụng SMART thu thập dữ liệu của hợp phần rừng: tuần tra, kiểm soát, bảo vệ rừng.
Mở rộng đào tạo, tập huấn và áp dụng chương trình SMART khác: chương trình SMART nâng cao, SMART connect.
Một số hình ảnh hoạt động:
Nguyễn Hồng Thúy, Huỳnh Ngọc Diên
BQL Khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm
Thứ năm, 20 Tháng 5 2021 09:08 Số truy cập:2806
Khu hệ rong biển và đa dạng sinh học loài rong có vai trò rất quan trọng đối với các hệ sinh thái biển ven bờ. Các nghiên cứu đã chứng minh vai trò của khu hệ rong biển trong việc đảm bảo sự phát triển ổn định và đa dạng loài của các nhóm động vật biển sinh sống trong các hệ sinh thái. Trong đó, rong biển đóng vai trò như là nguồn dinh dưỡng sơ cấp, nơi sinh sản cho nhiều loài sinh vật, nơi ẩn nấu của các loài động vật nhỏ trước sự đe dọa của các nhóm động vật lớn săn mồi khác và cũng là nơi diễn ra các mối quan hệ dinh dưỡng quan trọng trong các lưới thức ăn, chuỗi thức ăn của các hệ sinh thái ven bờ. Ngoài ra, nguồn lợi rong biển đóng góp quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội trong trường hợp bảo tồn và khai thác hợp lý các nhóm rong có giá trị kinh tế.
Nhằm đánh giá và thiết lập bộ cơ sở dữ liệu về rong biển tại Cù Lao Chàm, trong năm 2019 và 2020, BQL Khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm đã phối hợp với Viện Sinh học Nhiệt đới – VAST triển khai dự án “Nghiên cứu đa dạng sinh học rong biển Cù Lao Chàm”.
Thứ ba, 28 Tháng 4 2020 09:25 Số truy cập:3343
Huỳnh Ngọc Diên - Trưởng Phòng Phòng Truyền thông và PTCĐ
BQL Khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm
Tóm tắt
Khu bảo tồn biển (KBTB) Cù Lao Chàm được thành lập từ năm 2006, với giá trị đặc trưng là hệ sinh thái rạn san hô, thảm cỏ biển, vùng triều bờ đá, bãi biển cũng như rừng nguyên sinh trên đảo trong mối hài hòa với đời sống của hơn 2.500 cư dân đảo qua bao đời. Mặc dù là vùng lõi của Khu dự trữ sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm - Hội An nhưng các hoạt động của con người vẫn được diễn ra thường xuyên.
Vùng biển Cù Lao Chàm không chỉ là ngư trường truyền thống của ngư dân xã đảo Tân Hiệp (Cù Lao Chàm), nơi đây còn là nơi thu hút nhiều phương tiện khai thác thủy sản (KTTS) từ các địa phương khác và đang gây nhiều khó khăn trong công tác thực thi pháp luật, thực hiện Quy chế quản lý Khu bảo tôn biển và các quy định khác của địa phương.
Thứ sáu, 06 Tháng 12 2019 11:13 Số truy cập:5537
Chu Mạnh Trinh , Lê Nhương , Phan Công Sanh
Tóm tắt:
Du lịch học tập hiện nay với Khu Dự trữ sinh quyển Thế giới Cù Lao Chàm – Hội An (Khu DTSQ) như một làn gió nhẹ thoảng qua các cánh đồng, vườn rau, làng dừa, theo các dòng sông tràn ra biển đảo, rồi lại quay về phố cổ để rồi cùng ngồi lại với nhau ngẩm nghĩ và đúc kết nhiều bài học từ các mô hình, nỗ lực đóng góp vào bảo vệ môi trường, sinh thái, sinh kế cộng đồng và phát triển bền vững. Du lịch học tập bước đầu đến từ các nhóm sinh viên, tình nguyện viên nghiên cứu, trong và ngoài nướcdần đến các lớp học được tổ chức rộng rãi cho cộng đồng người dân tại địa phương và khắp nơi, chỉ tính trong năm qua và 3 tháng đầu năm 2019, có hàng chục đoàn công tác đến du lịch học tập tại Cẩm Thanh, Hội An và các vùng phụ cận với khoảng 1.000 người, thêm vào đó cũng khoảng hơn 1.200 sinh viên từ các trường đại học Việt Nam và Quốc tế và hàng ngàn du khách thường xuyên từ các công ty lữ hành [14], [15]. Câu chuyện về du lịch học tập tại Khu DTSQ được mô tả tiếp theo sẽ phản ảnh từ góc độ tiếp cận các nỗ lực xây dựng và quá trình hình thành, công tác tổ chức vận hành, các kết nối cộng đồng và liên kết hệ thống, xây dựng năng lực, chia sẻ lợi ích và định hướng phát triển trong tương lai. Câu chuyện cũng đúc kết được nhiều kinh nghiệm và hướng chia sẻ nhân rộng nhằm mở rộng pham vi và gắn kết để hỗ trợ cho công tác bảo tồn và phát triển ngày một được hài hòa.
Từ khóa: Du lịch học tập, Khu dự trữ sinh quyển, Mô hình đồng quản lý, Quy hoạch không gian phát triển du lịch.
Thứ sáu, 06 Tháng 12 2019 08:55 Số truy cập:5314
Đặt vấn đề
Đồng quản lý là phương thức hiện tại được tiếp cận trong quản lý tài sản chung như một hệ sinh thái, tài nguyên, môi trường, tuy nhiên thông thường đi liền với các tài sản chung ấy là các cộng đồng người lao động hoặc là sinh kế thường ngày hoặc là các liên quan khác như quản lý, bảo vệ, bảo tồn. Trong hiện trạng ấy, các phân tích được tiếp cận theo hướng tài sản thường gồm 3 nhóm chính là tài sản cá nhân, tài sản nhóm và tài sản công cộng, được gộp chung thành tài sản cộng đồng. Một số mô hình đồng quản lý nặng về quản lý nhà nước tức là trên cơ sở hoàn toàn tài sản công cộng, cái khác thì nặng về tài sản cá nhân thường gặp ở các quản lý doanh nghiệp, còn số khác thì quan tâm đến tài sản nhóm, hợp tác, nhưng chỉ dừng lại phần lợi ích và trách nhiệm chung.Tìm hiểu một mô hình hài hòa các mối quan hệ giữa bảo tồn đa dạng sinh học, cải thiện sinh kế và phát triển kinh tế xã hội là một nhu cầu cấp thiết hiện nay và trong thời gian đến. Mô hình đồng quản lý lại bước lên một giai đoạn phát triển mới, một hợp tác giữa các thành phần liên quan cần được xây dựng, năng lực cộng đồng cần được cũng cố và tăng cường, kinh tế chất lượng cần được giới thiệu, quản lý hệ thống cần được áp dụng, cần được nhân rộng và tạo điều kiện để các địa phương mới trong vùng, các cơ sở đào tạo, các khu bảo tồn học tâp.
Trang 1 trong tổng số 12
Trung tâm Bảo tồn Sinh vật biển và Phát triển Cộng đồng
Du lịch sinh thái cộng đồng Cù Lao Chàm
Khu sinh quyển Cù Lao Chàm - Hội An