Thứ ba, 04 Tháng 4 2023 15:16 Số truy cập:264
Thực hiện Kế hoạch 38/KH-LĐLĐ ngày 10/5/2022 của Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hội An về tổ chức Đại hội Công đoàn cơ sở tiến tới Đại hội Công đoàn thành phố Hội An lần thứ XII, nhiệm kỳ 2023-2028, căn cứ Kế hoạch 09/KH-CĐCS ngày 06/12/2022 của Công đoàn cơ sở BQL Khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm (KBTB CLC); ngày 31/3/2023, được sự thống nhất của Ban Thường vụ LĐLĐ thành phố và Chi ủy chi bộ, Công đoàn cơ sở BQL KBTB CLC đã tổ chức Đại hội lần thứ V, nhiệm kỳ 2023-2028.
Hình 1: Quang cảnh Đại hội
Tham dự và chỉ đạo Đại hội có đồng chí Phùng Hữu - Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố, đại diện Công đoàn xã Tân Hiệp, Trường TH-THCS Quang Trung, Công ty Bảo đảm an toàn hàng hải Trung Bộ, Trạm Hải đăng Cù Lao Chàm, đồng chí Trần Thị Hồng Thúy - Bí thư Chi bộ - Giám đốc BQL, cùng đông đảo đoàn viên Công đoàn cơ sở BQL KBTB CLC.
Hình 2: Đồng chí Phùng Hữu - Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố phát biểu chỉ đạo tại Đại hội
Trong nhiệm kỳ qua, mặc dù còn nhiều khó khăn, nhất là ảnh hưởng kéo dài của đại dịch Covid -19 đã tác động lớn đến hoạt động của đơn vị, hoạt động của Công đoàn, đặc biệt từ năm 2020, nguồn thu của đơn vị giảm. Tuy nhiên, dưới sự chỉ đạo của LĐLĐ thành phố Hội An và Chi uỷ, sự phối hợp chặt chẽ giữa chính quyền và công đoàn, cùng với tinh thần đoàn kết, nỗ lực vượt khó của đoàn viên, tình hình tư tưởng của tất cả đoàn viên Công đoàn đều ổn định, yên tâm công tác. Công đoàn BQL KBTB CLC đã tổ chức các hoạt động phong trào đạt nhiều kết quả tốt, góp phần vào việc hoàn thành nhiệm vị chính trị của đơn vị.
Bên cạnh nhiệm vụ đại diện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng và chăm lo đời sống của viên chức - người lao động, trong nhiệm kỳ qua Công đoàn đã giới thiệu 05 đoàn viên ưu tú và được kết nạp Đảng, 04 đoàn viên được tạo điều kiện tham gia học cao học (02 đã tốt nghiệp), 05 đoàn viên được tham gia đào tạo lý luận chính trị (Trung cấp 3 người, Cao cấp 02 người); vận động đóng góp gần 100 triệu đồng vào các quỹ xã hội từ thiện;… Với những thành tích đạt được, Công đoàn BQL KBTB CLC đã nhận được Bằng khen của LĐLĐ tỉnh Quảng Nam và nhiều Giấy khen của LĐLĐ thành phố Hội An trao tặng cho tập thể và các cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác.
Các báo cáo tham luận trình tại Đại hội và các ý kiến phát biểu cũng đã tập trung thảo luận làm sáng tỏ nội dung hoạt động Công đoàn của đơn vị, rút ra những bài học kinh nghiệm bổ ích cho hoạt động, nhiệm vụ trong thời gian đến. Mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ đề ra trong nhiệm kỳ 2023-2028 được đại hội thống nhất cao, trong đó tập trung nâng cao chất lượng và hiệu quả việc hưởng ứng thực hiện các phong trào thi đua do cấp trên phát động tổ chức, thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở, tiếp tục thực hiện tốt các đường lối chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và các cuộc vận động của Công đoàn các cấp, phấn đấu đạt danh hiệu Công đoàn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, hoạt động hiệu quả, có năng lực thích ứng, giải quyết các vấn đề mới đặt ra.
Hình 3: TS. Chu Mạnh Trinh - đoàn viên công đoàn tham gia thảo luận
Với tinh thần trách nhiệm cao, Đại hội đã bầu 05 đồng chí vào BCH CĐCS khóa V, nhiệm kỳ 2023-2028; bầu 01 đại biểu chính thức và 01 đại biểu dự khuyết tham dự Đại hội Công đoàn thành phố Hội An lần thứ XII. Cũng tại Đại hội, BCH khóa V đã tiến hành phiên họp thứ nhất và đồng chí Lê Vĩnh Thuận - Phó Giám đốc BQL - Chủ tịch Công đoàn khóa IV đã tiếp tục được tín nhiệm bầu giữ chức Chủ tịch Công đoàn khóa V.
Hình 4: BCH CĐCS khóa V, nhiệm kỳ 2023-2028 ra mắt Đại hội
Hình 5: Các đại biểu cùng đoàn viên chụp hình lưu niệm
Chào mừng Đại hội lần thứ V, nhiệm kỳ 2023-2028, nhiều hoạt động đã được Công đoàn BQL tổ chức, tạo không khí giao lưu, sôi nổi, tăng thêm tinh thần đoàn kết, gắn bó giữa các đoàn viên công đoàn.
Hình 6: Hội thi bóng sáo
Hình 7: Giao lưu bóng đá nam
Hình 8: Hội thi nấu ăn
Văn Hiệp - BQL KBTB Cù Lao Chàm
Thứ hai, 07 Tháng 11 2022 09:35 Số truy cập:1078
Từ ngày 27/10 đến 29/10/2022, BQL Khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm đã phối hợp với Cơ quan Tài nguyên Thủy sản Hàn Quốc (FIRA) triển khai tập huấn sử dụng trang thiết bị nghiên cứu biển nhằm bồi dưỡng nâng cao năng lực về quản lý nguồn lợi thủy sản.
Chương trình tập huấn bao gồm phần học lý thuyết và thực địa tại vùng cửa sông Thu Bồn. Tại lớp tập huấn, các học viên là nhân viên BQL Khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm đã được nhóm chuyên gia kỹ thuật đến từ FIRA giới thiệu, hướng dẫn cách sử dụng các trang thiết bị được Dự án hỗ trợ như: Máy quét tầng đáy Sonar, máy quét cầm tay Lowrance, máy đo sâu hồi âm Hypack, thiết bị lặn sâu, máy chụp ảnh dưới nước, máy đo chất lượng nước đa chỉ tiêu, v.v.. Những trang thiết bị này nhằm hỗ trợ vào việc nghiên cứu, khảo sát chuyên sâu về vùng biển Cù Lao Chàm từ đó cung cấp những thông tin khoa học liên quan đến công tác phân vùng và quản lý Khu bảo tồn biển.
Đây là một trong số các hoạt động thuộc khuôn khổ Dự án “Thiết lập mô hình quản lý và phát triển nguồn lợi thủy hải sản ven bờ ở Việt Nam” do FIRA tài trợ thực hiện từ năm 2018 đến năm 2022 với mục tiêu tái tạo hệ sinh thái ven biển thành phố Hội An, đặc biệt là Khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm, tạo ra nguồn lợi thủy sản bền vững thông qua mô hình quản lý và phục hồi nguồn lợi thủy sản bằng rạn nhân tạo.
Một số hình ảnh thực địa của đợt tập huấn
Hình 1: Học viên tham gia thực địa tại vùng cửa sông Thu Bồn
Hình 2;3;4: Thực hành thiết bị khảo sát địa hình nền đáy
Thanh Thảo – Phòng Truyền thông & Phát triển Cộng đồng
Thứ năm, 27 Tháng 1 2022 09:32 Số truy cập:2925
Khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm (KBTB) có các hệ sinh thái đa dạng và phong phú như: rạn san hô, thảm cỏ biển, rong biển, vùng triều bờ đá, … Trải qua hơn 15 năm hình thành và phát triển, KBTB) đã được quản lý hiệu quả trong việc bảo tồn các giá trị hệ sinh thái, duy trì nguồn lợi thủy sản và bảo vệ môi trường, cảnh quan. Vì vậy vùng biển Cù Lao Chàm không chỉ là ngư trường truyền thống của ngư dân xã đảo Tân Hiệp, mà nơi đây còn tập trung rất nhiều phương tiện khai thác thủy sản (KTTS) của ngư dân từ khắp nơi trong và ngoài tỉnh Quảng Nam. Trong đó, KTTS trái phép và sự phát triển ồ ạt của du lịch đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến các giá trị đa dạng sinh, nguồn lợi thủy sản và môi trường tại Khu bảo tồn biển. Hoạt động khai thác trái phép đã và đang gây nhiều khó khăn cho công tác thực thi pháp luật, nội dung Quy chế và các quy định khác của địa phương, gây ra sức ép lớn lên nguồn lợi và các hệ sinh thái tại vùng biển Cù Lao Chàm.
Thứ hai, 29 Tháng 11 2021 11:01 Số truy cập:1972
Vào những tháng mùa đông (10,11) việc ngư dân trúng đậm cá trích đã không còn xa lạ đối với người dân Cù Lao Chàm nữa, vì cứ hằng năm vào mùa này cá trích lại là nguồn thu nhập chính của bà con xã đảo, người ta thường gọi mùa này là mùa “cá trích”. Trong vài tuần trở lại đây, đoàn ngư dân Cù Lao Chàm đã liên tục cập cảng trong niềm vui hân hoan vì trúng đậm mẻ cá trích lớn. Mỗi ghe trung bình thu về 4-5 tạ cá (400-500kg cá). Cá trích là một chi cá biển thuộc chi cá xương, họ Cá trích. Đây là một loài cá có giá trị kinh tế lớn, là đối tượng quan trọng của nghề cá thế giới, chúng được đánh bắt, khai thác nhiều để lấy thịt.
Cá trích là loài sống ở tầng nước mặt, bơi rất nhanh , chúng thường tìm đến những vùng nước có môi trường thuận lợi, dồi dào thức ăn để sinh sống. Cá trích có tập tính di cư thành đàn lớn , là loài có số lượng con tập trung thành đàn lớn nhất trong số các loài cá. Theo ghi nhận của các nhà nghiên cứu, số lượng con trong đàn cá trích có thể lên đến hàng chục triệu con, bao phủ hàng chục km2. Cá sống thành từng đàn lớn để hạn chế nguy cơ bị ăn thịt hoặc tập trung vào thời gian sinh sản. Với tập tính tập trung thành đàn lớn nên việc ra khơi đánh bắt loài cá này thu về số lượng khủng lên đến hàng tạ, hàng tấn cá là điều dễ hiểu.
Hình 1, 2, 3, 4. Quang cảnh ghe thuyền đầy ắp cá cập bến tại Cảng
Video 1,2 : Ghe thuyền cập cảng với khoang đầy ắp cá.
Cá trích hay cá bạc má thường được ngư dân Cù Lao Chàm đánh bắt bằng thuyền nan và thuyền thúng, ngư trường là vùng nước xung quanh các đảo, cụm đảo với thời gian đánh bắt chỉ khoản 5 – 6 tiếng (từ lúc nửa đêm đến sáng sớm), ngư cụ khai thác chính là lưới thanh hai, lưới thanh ba. Ngư trường đánh bắt khá gần đảo nên ngư dân không cần dùng nước đá lạnh để bảo quản nhưng sản phẩm vẫn đảm bảo chất lượng tươi ngon, các ghe thuyền sau khi gặp luồng cá lớn liền tranh thủ đánh bắt và chạy về bờ để giữ được cho con cá luôn tươi ngon.
Hình 5, 6, 7. Cá được gỡ trực tiếp tại cảng
Cá trích được coi là món ăn “bắt miệng” và “dân dã” trong mùa đông. Ngoài việc tiêu thụ trực tiếp cho các hộ dân trên đảo, cá còn được bán nhiều cho các thuyền câu giăng về làm mồi câu cá hố, cá lớn. Cá trích cũng là nguồn cung cấp lớn cho các thương lái từ Hội An đến thu mua. Các hộ bán hải sản khô cũng tranh thủ thu mua để xẻ phơi phục vụ nhu cầu mua sắm cho khách phương xa.
Cảng cá vào lúc sáng sớm lúc nào cũng nhộn nhịp, đông vui vì nhà nhà rủ nhau đi mua cá trích, mỗi nhà vài ký hoặc vài chục ký để về chế biến ăn liền hoặc làm thành các sản phẩm dự trữ phục vụ cho gia đình trong mùa biển động, lúc khan hiếm nguồn thực phẩm đồng thời cũng kiếm thêm thu nhập từ việc bán, phân phối cho thực khách ngoài đảo.
Hình 8, 9. Cá được thu mua tại Cảng
Đầu năm đến cuối năm nay cá trích vẫn dồi dào và là nguồn thu của người dân xã đảo một phần là do thời tiết thuận lợi cộng với ngư trường biển phong phú, được bảo vệ một cách bền vững. Với việc thực thi Quy chế Quản lý Khu Bảo tồn biển Cù Lao Chàm ban hành ngày 17/7/2021 kèm theo quyết định số 09/2020/QĐ-UBND của UBND tỉnh Quảng Nam bằng việc phân vùng bảo vệ một cách hợp lý đã tạo điều kiện thuận lợi cho nguồn lợi thủy sản phát triển, tạo nên ngư trường biển phong phú. Việc ngư dân liên tục gặp các mẻ cá lớn cho thấy môi trường biển Cù Lao Chàm có dấu hiệu tốt với sự nỗ lực trong công tác bảo tồn và ý thức của người dân-cộng đồng sống bên trong Khu Bảo tồn biển. Điều này cũng là động lực để tất cả chúng ta tiếp tục giữ gìn, bảo vệ ngư trường biển Cù Lao Chàm bền vững hơn nữa cho con cháu mai sau và để bà con tiếp tục vươn khơi bám biển góp phần làm giàu cho quê hương xã đảo.
Thúy Trang - BQL Khu BTB Cù Lao Chàm
Nguồn ảnh và video: Thúy Trang
Thứ sáu, 12 Tháng 11 2021 14:33 Số truy cập:3209
Trong khuôn khổ Dự án “Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương” dưới sự tài trợ của Tổ chức Quốc tế về bảo tồn thiên nhiên WWF-Việt Nam, Ban quản lý Khu Bảo tồn biển Cù Lao Chàm đã tổ chức triển khai các hoạt động truyền thông, nâng cao nhận thức cho cộng đồng hướng đến các hành động hạn chế sử dụng sản phẩm nhựa dùng 1 lần, góp phần thu gom và giảm thiểu rác thải nhựa đại dương năm 2021 tại Cù Lao Chàm.
Hưởng ứng ngày Đại đoàn kết toàn dân 18/11,Ban quản lý Khu Bảo tồn biển Cù Lao Chàm phối hợp với Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã Tân Hiệp tổ chức Hội thi Rung chuông vàng với chủ đề “Tìm hiểu về rác thải nhựa, đa dạng sinh học và đại đoàn kết toàn dân tộc”. Hội thi đã tạo được sân chơi bổ ích, cơ hội giao lưu, học hỏi, thể hiện sự hiểu biết về rác thải nhựa, môi trường, đa dạng sinh học cũng nhưkiến thức về xã hội cho cộng đồng, hướng tới thay đổi dần từ nhận thức đến hành động cụ thể góp phần bảo vệ môi trường, bảo vệ các giá trị đa dạng sinh học rừng và biển của Cù Lao Chàm.
Trang 1 trong tổng số 10
Trung tâm Bảo tồn Sinh vật biển và Phát triển Cộng đồng
Du lịch sinh thái cộng đồng Cù Lao Chàm
Khu sinh quyển Cù Lao Chàm - Hội An